Đức có hệ thống thuế lũy tiến nên người lao động có thu nhập thấp sẽ đóng mức thuế ít hơn những ai có lương bổng cao. Dù bạn là người nước ngoài nhưng chỉ cần có việc làm tại Đức thì đóng thuế là nghĩa vụ bắt buộc. Dưới đây là những thông tin cơ bản về các loại thuế và những khoản thu hỗ trợ an sinh xã hội ở Đức mà bạn cần hiểu rõ.
cấp bậc thuế tại Đức cho tiền lương (Lohnsteuerklasse hoặc Steuerklassen)
Mức thuế tiền lương được chi ra thành 6 bậc thuế dựa trên vào hoàn cảnh gia đình và tình trạng hôn nhân. Người lao động thường được cơ quan thuế chỉ định một loại thuế phù hợp nhưng bạn có thể chủ động yêu cầu một cấp thuế nhất định. Để chắc chắn, bạn nên tham khảo cố vấn thuế của mình để xác định được bậc thuế phù hợp, đặc biệt là khi đã kết hôn. Nếu cả 2 người cùng đi làm và có thu nhập thì nên cân nhắc chọn bậc thuế nào có lợi nhất.
Bậc thuế này còn áp dụng cho người goá vợ/chồng nếu cả hai đều làm việc và sống ở Đức.
Trợ cấp thuế: Trường hợp nào thì được miễn hoặc giảm thuế ở Đức?
Đây là khoản trợ cấp hàng năm sẽ được miễn thuế khi người lao động phải chi trả để nuôi dạy con cái hoặc chăm sóc người thân. Tiền thuế cho các khoản chi trên sẽ được khấu trừ hoặc miễn giảm tuỳ theo điều kiện của từng cá nhân hoặc gia đình. Hàng năm, sở thuế sẽ dựa vào cấp bậc thuế tại Đức cũng như các loại thuế để tính toán khoản trợ cấp này. Cụ thể về các trường hợp được miễn giảm thuế được quy định như sau:
Chậm nhất trong một tuần nữa nhiều người Đức phải nộp bản khai thuế của năm 2015.[…]
Các khoản đóng góp an sinh xã hội bắt buộc khác tại Đức
Dưới đây là ví dụ minh họa mức lương nhận thực tế khi trừ thuế và các khoản đóng góp an sinh xã hội được tham khảo từ trang brutto-netto-rechner.info. Giả sử 1 điều dưỡng viên độc thân có mức lương trước thuế là 3.200 Euro thì khoản thực nhận mỗi tháng sẽ là 2.072,77 Euro. Các khoản chi phí đã đề cập ở trên sau bị khấu trừ sẽ được ghi rõ trong bảng lương (Lohnabrechnung) như bảng phía dưới.
Hiện nay mức lương tối thiểu của điều dưỡng viên sau khi tốt nghiệp tại Đức đã được tăng lên 3 bậc từ tháng 10 năm 2022. Các bạn có thể tham khảo tại bài viết này.
Phân biệt thuế thu nhập cá nhân (Einkommensteuer) và thuế tiền lương (Lohnsteuer)
Luật thuế của Đức quy định rằng bất kỳ khoản thu nhập nào bạn kiếm được ở quốc gia này đều phải chịu thuế. Nguyên tắc này được áp dụng cho mọi loại thu nhập gồm tiền lương từ công việc toàn thời gian cố định, tiền lãi và cổ tức từ vốn tiết kiệm hoặc tiền có được từ việc cho thuê nhà. Ngay cả người hưởng lương hưu từ bảo hiểm hưu trí mà vượt quá giới hạn nhất định vẫn sẽ phải chịu thuế thu nhập. Khoản thuế phải trả phụ thuộc vào mức thu nhập của từng người nhưng bạn luôn phải tự khai báo thuế hàng năm theo quy định của chính phủ Đức.
Định nghĩa một cách đơn giản, nếu bạn là người đi làm thuê và được trả lương thì bạn sẽ phải đóng “thuế tiền lương” thay vì “thuế thu nhập”. Thuế tiền lương sẽ được khấu trừ ngay khi tiền thù lao được thanh toán. Nhà tuyển dụng có nghĩa vụ tính thuế cho mỗi lần trả lương và nộp khoản này cho cơ quan thuế nên người lao động không cần tự khai báo hàng năm.