Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Thị Hoàng Hà - Bác sĩ Hóa sinh - Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Đọc kết quả xét nghiệm Acid Folic

Khi đọc kết quả xét nghiệm Acid Folic, nếu nồng độ Acid Folic trong máu nằm trong khoảng 2.7- 17 ng/ml thì hoàn toàn bình thường, nếu nằm ngoài khoảng này thì bệnh nhân có thể đang gặp phải tình trạng thiếu Acid Folic hoặc thừa Acid Folic được giải thích như sau:

Đây không phải là tình trạng bệnh lý nguy hiểm đối với cơ thể nhưng có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể người đang đứng trước nguy cơ thiếu vitamin B12. Nguyên nhân là do khi cơ thể thiếu đi vitamin B12 thì không thể sử dụng được lượng Acid Folic được đưa vào từ nguồn thức ăn nên sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa Acid Folic. Lúc này, một số xét nghiệm nữa sẽ được bác sĩ điều trị chỉ định nằm xác định rõ nguyên nhân gây nên thừa Acid Folic có phải do vitamin B12 hay một tình trạng bất thường khác.

Khi định lượng Acid Folic trong máu thấp hơn 2.7 ng/ml thì có thể cơ thể đang bị thiếu máu, hấp thụ kém các chất dinh dưỡng, bệnh lý liên quan đến thận và gan... Ngoài ra, thiếu Acid Folic còn gặp khi phụ nữ đang mang thai vì cơ thể lúc này cần được cung cấp thêm Acid Folic cho sự phát triển của thai nhi, hoặc với những bệnh nhân bị thiếu máu tán huyết khi mà tế bào hồng cầu bị phá hủy rất nhanh khiến cơ thể cần thêm Acid Folic để sản sinh hồng cầu, hoặc có thể là bệnh lý ung thư... Bác sĩ sẽ có một số xét nghiệm kiểm tra tiếp theo để củng cố chẩn đoán một cách chắc chắn nhất để có phương pháp điều trị hiệu quả.

Xét nghiệm Acid Folic là xét nghiệm cần thiết để đánh giá nồng độ Acid Folic trong cơ thể là cao, thấp hay bình thường. Xét nghiệm Acid Folic không chỉ quan trọng trong việc tìm ra nguyên nhân của những tình trạng thiếu máu mà còn giúp đánh giá được một số vấn đề bệnh lý của cơ thể như bệnh về hấp thụ Acid Folic, bệnh gan, thận, ung thư...

Thiếu Acid Folic có thể gây dị tật thai nhi

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY

Khám sức khỏe định kỳ tại Vinmec: Bảo vệ bạn trước khi quá muộn!

Chắc hẳn chúng ta đều được khuyến cáo nên bảo đảm khẩu phần ăn hàng ngày có đủ lượng acid folic để đạt sức khỏe tối ưu. Đặc biệt, phụ nữ mang thai được khuyên dùng acid folic trong suốt thai kỳ, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ để ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ở thai nhi như tật nứt đốt sống, hở hàm ếch hoặc sứt môi… Vậy dưỡng chất này là gì và nên bổ sung liều lượng như thế nào? CNDD Đỗ Thị Lan, Khoa Dinh dưỡng Tiết chế Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Acid folic (hay axit folic) là thành phần cấu tạo nên tế bào hồng cầu và nucleoprotein, tham gia vào quá trình tổng hợp DNA và các loại acid amin rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Khoáng chất này còn có tên gọi khác là vitamin B9, Folacin hay Folat (là những dạng có thể hòa tan trong nước của vitamin B9).

Đặc biệt, vitamin B9 được xếp vào nhóm 13 loại vitamin cần thiết cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày. Trong đó, nhóm phụ nữ chuẩn bị mang thai, đang mang thai, sau sinh nở hay trẻ sơ sinh là những đối tượng cần được bổ sung lượng vitamin B9 lớn nhất. (1)

Acid folic là dưỡng chất rất cần thiết cho quá trình phát triển và phân chia các tế bào, góp phần quan trọng cho sự hình thành của tế bào máu, giúp cơ thể sản sinh ra hồng cầu, là nhân tố quan trọng giúp vận chuyển oxy đến khắp các bộ phận của cơ thể. Dưới đây là tầm quan trọng của acid folic: (2)

Acid folic giúp cơ thể sản xuất và duy trì các tế bào khỏe mạnh, đồng thời phòng chống ung thư nhờ việc ngăn ngừa những thay đổi ở DNA. Trong y học, acid folic được sử dụng trong các loại thuốc điều trị thiếu hụt acid folic hoặc một số bệnh thiếu máu do thiếu tế bào hồng cầu.

Ngoài ra, bổ sung đầy đủ lượng acid folic được khuyến cáo còn giúp ngăn chặn một số bệnh lý như lão hóa, suy giảm trí nhớ, loãng xương, trầm cảm, khó ngủ, đau cơ bắp, nghe kém…

Hay một nghiên cứu khác năm vào năm 2022 cũng cho thấy bổ sung acid folic giúp cải thiện các triệu chứng sức khỏe tâm thần như trầm cảm sau sinh, tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực…

Acid folic và những câu hỏi thường gặp

Acid folic là dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe mỗi người, tuy nhiên cần bổ sung dưỡng chất này với liều lượng phù hợp ở thời điểm thích hợp. Tổng hợp những thắc mắc thường gặp về acid folic:

Viên uống acid folic cho phụ nữ mang thai Elevit

Có thể bạn chưa biết rằng, nhu cầu tiêu thụ một số chất dinh dưỡng quan trọng tăng lên đến 50% khi mang thai. Điều này khiến việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết trở nên vô cùng quan trọng và cần được đảm bảo đủ và đúng liều lượng.

Trong trường hợp này, sản phẩm Elevit là một lựa chọn tốt, được nhập khẩu từ Pháp và đảm bảo cung cấp acid folic, sắt, các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho phụ nữ trong giai đoạn chuẩn bị mang thai, đang mang thai và cho con bú.

Thực phẩm bổ sung Elevit hỗ trợ tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng và giảm nguy cơ thiếu hụt các vitamin và khoáng chất quan trọng. Đặc biệt, việc bổ sung các dưỡng chất này giúp hỗ trợ thai kỳ khỏe mạnh và đảm bảo sự phát triển tốt cho thai nhi.

Với chất lượng nhập khẩu từ Pháp, Elevit bầu là một sản phẩm đáng tin cậy để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt trong giai đoạn quan trọng này.

Acid folic có phải là sắt không?

Nhiều người nhất là phụ nữ mang thai thường lầm tưởng rằng acid folic là sắt bởi những sản phẩm bổ sung sắt cho mẹ bầu thường kèm theo acid folic, việc uống chung một viên thuốc khiến mẹ bầu nghĩ acid folic là một tên gọi khác của sắt.

Thực chất, đây là hai dưỡng chất hoàn toàn khác nhau. Acid folic (hay axit folic) KHÔNG phải là sắt, mà là một hợp chất hòa tan của vitamin B9. Acid folic cần thiết ở hầu hết mọi người, nhất là phụ nữ chuẩn bị mang thai và đang trong thai kỳ. Bổ sung đủ liều lượng acid folic được khuyến nghị sẽ giúp duy trì và phát triển các cơ quan quan trọng của thai nhi, đặc biệt là hệ thần kinh, não bộ và tủy sống.

Khi nào thực hiện xét nghiệm Acid Folic?

Đối với những bệnh nhân có dấu hiệu của thiếu Acid Folic hay thiếu máu như da xanh, niêm mạc nhợt, chóng mặt, choáng... thì sẽ có chỉ định thực hiện xét nghiệm Acid Folic. Bên cạnh đó, còn rất nhiều chỉ định thực hiện xét nghiệm Acid Folic phải kể đến như sau:

Xét nghiệm Acid Folic trong thai kỳ

Một số triệu chứng của thiếu Acid Folic và thiếu vitamin B12 có thể gặp trên lâm sàng giúp bệnh nhân phát hiện và chủ động đến những cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm Acid Folic như sau:

Người bệnh bị đau đầu có thể liên quan đến Acid Folic

Đối với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh

CNDD Đỗ Thị Lan cho biết, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học chứng minh được tầm quan trọng của acid folic đối với sự phát triển của thai nhi.

Nếu mẹ bầu thiếu acid folic quá nhiều so với mức khuyến nghị sẽ tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai hay dễ mắc chứng rối loạn tâm thần sau khi sinh. Trẻ sinh ra cũng tăng nguy cơ mắc các bệnh thần kinh như tật nứt đốt sống, vô sọ, hở hàm ếch hoặc bệnh tim bẩm sinh. Vì vậy, việc bổ sung acid folic cho bà bầu là cực kỳ quan trọng và cần thiết. Bổ sung acid folic trước khi mang thai có thể giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh, bao gồm dị tật ống thần kinh nghiêm trọng như nứt đốt sống, bệnh não…

Acid folic giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ở tim, môi, ống tiêu và chân tay ở trẻ sơ sinh. Vì thế, phụ nữ chuẩn bị mang thai và đang mang thai cần bổ sung đầy đủ lượng acid folic như khuyến nghị.

Là một trong những vitamin quan trọng và cần thiết cho sự phát triển bình thường và duy trì cơ thể khỏe mạnh, vì thế hầu hết mọi người đều cần bổ sung acid folic theo nhu cầu mỗi ngày. Mỗi đối tượng sẽ có nhu cầu acid folic khác nhau, thiếu hay thừa đều gây ra những ảnh hưởng không mong muốn đến sức khỏe, vì vậy cần thực hiện đúng để tránh những tác dụng phụ gây hại đến sức khỏe.

Nhìn chung tất cả mọi người đều cần nạp đủ lượng acid folic, trong đó những nhóm đối tượng dưới đây cần đặc biệt quan tâm bổ sung vitamin này để duy trì cơ thể khỏe mạnh, gồm: (3)

Đặc biệt, với những mẹ bầu gia đình có tiền sử bệnh lý dưới đây cần bổ sung acid folic đầy đủ để phòng ngừa nguy cơ trẻ bị khuyết tật ống thần kinh, bao gồm: