Thuế xuất nhập khẩu là gì? Ưu điểm của pháp luật thuế xuất nhập khẩu? Hạn chế của pháp luật thuế xuất nhập khẩu? Các trường hợp được miễn thuế xuất nhập khẩu? Đặc trưng cơ bản của thuế xuất nhập khẩu? Việc quản lý thuế xuất nhập khẩu như thế nào?
Ưu điểm của pháp luật thuế xuất nhập khẩu:
Tự do hóa thương mại là vấn đề cần thiết đối với mỗi quốc gia trên thế giới ngày nay, hệ quả của nó là vấn đề khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế. Hội nhập kinh tế được xem là một tất yếu khách quan và trở thành vấn đề thời sự quốc tế. Quá trình hội nhập kinh tế của một quốc gia đạt hiệu quả cao thì các vấn đề cơ chế, chính sách cần phải được xem xét, đánh giá và hoàn thiện cho phù hợp với trình độ phát triển của quốc gia đó và thông lệ quốc tế. Trong các vấn đề trên, chính sách thuế xuất nhập khẩu được xem là cầu nối rất quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của mỗi quốc gia.
Ở Việt Nam, từ khi thực hiện chính sách mở cửa và chủ động hội nhập kinh tế thế giới thì hệ thống chính sách thuế xuất nhập khẩu đã được cải thiện rõ rệt, đem lại những đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế Việt Nam, hội nhập với khu vực và thế giới.
Chính sách thuế xuất nhập khẩu hiện hành đã có nhiều thay đổi căn bản và hoàn thiện hơn trước đây. Cụ thể:
Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành được xây dựng trên cơ sở danh mục điều hòa (HS) của Hội đồng hợp tác hải quan thế giới, đã bước đầu tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân loại hàng hóa dựa trên cấu tạo, đặc điểm của hàng hóa…góp phần làm cho chính sách thuế xuất nhập khẩu dần dần phù hợp với thông lệ quốc tế.Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa, thường được gọi tắt là hệ thống hài hòa hoặc hệ thống HS, là hệ thống được tiêu chuẩn hóa quốc tế về tên gọi và mã số để phân loại hàng hóa được buôn bán trên phạm vi toàn thế giới của Tổ chức hải quan thế giới.
Các mã số của hệ thống hài hòa được gọi là mã HS. Trong lĩnh vực thương mại, khi cần khai báo nguồn gốc xuất xứ nhằm thu được các ưu đãi về thuế quan được áp dụng cho từng phạm trù quốc gia thì người ta đồng thời cũng thường ghi luôn mã HS để thuận tiện cho việc tính thuế tại các nước nhập khẩu) Thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được thiết kế hợp lí hơn. Hiện nay, phần lớn hàng xuất khẩu có thuế suất 0%, trừ một số hàng như dầu thô, một số loại quặng và song mây. Thuế nhập khẩu được quy định có 3 mức là thuế suất ưu đãi, thuế suất thông thường và thuế suất ưu đãi đặc biệt để áp dụng trong những trường hợp khác nhau tùy thuộc vào mức độ quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước, tạo thuận lợi trong đàm phán về thuế, phù hợp với các quy định quốc tế mà nước ta cam kết thực hiện.
Mức thuế nhập khẩu tối đa có xu hướng giảm, hiện nay mức tối đa hạ xuống còn 60%. Số lượng mức thuế được giảm từ 25 xuống còn 18 mức, mức độ phân tán giữa các mức thuế giảm dần. Ngoài việc giảm số lượng các mặt hàng chịu sự quản lí giá tối thiểu của Nhà nước xuống còn 15 mặt hàng, Nhà nước còn quy định bỏ áp dụng giá tối thiểu đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Công tác quản lí thực thi chính sách thuế xuất nhập khẩu được hoàn thiện hơn nhờ Quy trình thu thuế xuất nhập khẩu mới (Thông tư số 128/2013/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu (XK), thuế nhập khẩu (NK) và quản lý thuế đối với hàng hóa XK, NK có hiệu lực kể từ ngày 01/11/2013) Theo quy trình này, các thủ tục hải quan được thực hiện nhanh chóng, công khai, đảm bảo thông thoáng và thuận tiện tạo điều kiện tốt cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Do hệ thống chính sách, cơ chế quản lí trong lĩnh vực xuất nhập khẩu được cải tiến theo hướng ngày càng đơn giản, thông thoáng hơn đã có tác dụng tích cực thúc đẩy sản xuất xuất khẩu tăng nhanh và hướng nhập khẩu phục vụ tốt cho sản xuất và đời sống. Trong thời gian qua kim ngạch xuất nhập khẩu ngày càng tăng.
Thị trường xuất khẩu của nước ta được mở rộng và ngày càng tăng so với trước đây. Có thể nói rằng chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu đã có tác động tích cực trong việc quản lí hoạt động xuất nhập khẩu, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần phát triển bảo vệ sản xuất trong nước, hướng dẫn tiêu dùng và tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Dịch vụ tư vấn thành lập công ty tiếng Anh - Luật Tuệ Minh
Có thể thấy, thành lập công ty tiếng Anh không phải là một thủ tục đơn giản bởi có quá nhiều thủ tục khi đăng ký kinh doanh. Khi lựa chọn Luật Tuệ Minh làm người đồng hành trong quá trình thành lập doanh nghiệp, những lợi ích chúng tôi mang đến cho bạn bao gồm:
Trên đây chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin liên quan đến chủ đề thành lập công ty tiếng anh là gì? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp.
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu (tiếng Anh: Import and Export tax) là sắc thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Theo đó, loại thuế này có những vai trò và đặc điểm cần chú ý.
Thuế xuất nhập khẩu tiếng Anh là gì?
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu trong tiếng Anh gọi là Import and Export tax.
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là sắc thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu trong quan hệ thương mại quốc tế.
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế gián thu, thu vào các mặt hàng được phép xuất, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam. Đối tượng chịu thuế: Tất cả các hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam trong các trường hợp sau đây đều là đối tượng chịu thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của các tổ chức kinh tế Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế được phép trao đổi, mua, bán, vay nợ với nước ngoài.
thành lập công ty tiếng Anh là gì?
Có thể định nghĩa thành lập doanh nghiệp bằng tiếng Anh như sau: thành lập công ty được hiểu là quá trình chuẩn bị đầy đủ các vấn đề pháp lý và điều kiện kinh doanh để thành lập một tổ chức kinh tế. Chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị các điều kiện liên quan như tên, địa chỉ trụ sở chính, máy móc, thiết bị…
thành lập công ty tiếng Anh là gì? " width="726" height="408" />
Vai trò của thuế xuất khẩu, nhập khẩu
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là công cụ quan trọng của nhà nước để kiểm soát hoạt động ngoại thương.
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là công cụ bảo hộ sản xuất trong nước.
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là nguồn thu của ngân sách nhà nước.
Hạn chế của pháp luật thuế xuất nhập khẩu:
Trong quá trình thực thi pháp luật thuế xuất nhập khẩu, một số bất cập hạn chế đã được biểu hiện cụ thể như sau
Thứ nhất, các văn bản pháp luật quy định về thuế xuất nhập khẩu còn thiếu tính ổn định, rõ ràng làm cho chính sách thuế không minh bạch và doanh nghiệp bị động khi có sự thay đổi về thuế, chưa xác định một cơ chế phối hợp cụ thể giữa các cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong quá trình tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu.
Thứ hai, quy định mức thuế suất vừa theo phân loại hàng hoá, vừa theo xuất xứ làm cho biểu thuế quá phức tạp và dẫn đến nhiều mức thuế cho cùng một mặt hàng. Thuế nhập khẩu bao gồm nhiều thứ thuế, cả thuế doanh thu và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng nên thuế suất rất cao (như rượu, bia từ 100-150%, ô tô từ 50%-200%…). Tuy có thuận tiện là tập trung nhưng không phù hợp với thông lệ quốc tế, dễ bị hiểu lầm là hạn chế hàng nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam.
Thứ ba, việc ban hành biểu thuế với nhiều thứ thuế suất cao, thấp còn căn cứ vào mục đích sử dụng chứ không theo tính chất hàng hóa nên nhiều mặt hàng có cùng tính chất nhưng mục đích sử dụng khác nhau có thuế suất nhập khẩu chênh lệch khá lớn như: Xe đua(thuế suất 5%), xe đạp thường (70%), ôtô 4 chỗ (200%), xe cứu thương (0%)…Cho nên nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng điều này để thực hiện hành vi gian lận thương mại, trốn thuế.
Thủ thuật quan trọng nhất để trốn thuế là hạ thấp giá trị hàng nhập khẩu để hạ thấp giá trị tính thuế hay hạ quy cách kê khai để hưởng mức thuế suất thấp hơn đã trở nên phổ biến với hàng hoá có đơn giá lớn và thuế suất cao như: xe hơi, rượu mạnh…Điển hình là các doanh nghiệp nhập khẩu xe tải nhẹ nhưng nguỵ trang dưới hình thức là nhập khẩu xe đông lạnh chuyên dụng để trốn thuế từ 60% xuống còn 10% hay xe ôtô du lịch thì được lắp thêm đèn, còi thành xe cứu thương để được hoàn thuế.
Thứ tư, khi gia nhập WTO thì việc duy trì hàng rào thuế xuất khẩu sẽ không đưa lại nguồn thu cho Ngân sách nhà nước, không khuyến khích hoạt động xuất khẩu.Vì vậy, quy định thuế suất xuất khẩu ngoài mức 0% là cần xem xét sửa đổi cho phù hợp với tình hình kinh tế thương mại quốc tế.
Thứ năm, quy định trong việc nộp thuế nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và hoàn trả thuế xuất khẩu cũng còn hạn chế, bất hợp lý. Với biểu thuế từ 30%-40% cho những lô hàng nguyên liệu, phụ liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, trong thời gian nộp thuế 30 ngày thì cơ sở sản xuất sẽ không đủ vốn để tạm ứng nộp thuế, vì khi nguyên liệu về, cơ sở phải lo triển khai sản xuất trong thời gian vài tháng thậm chí có lô kéo dài tới nửa năm.
Thứ sáu, việc thực hiện thuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới còn bất hợp lý. Điều này được thể hiện ở chỗ: Thông thường thì các mặt hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc là những mặt hàng khuyến khích xuất khẩu như than số 11, 12; chuối xanh, tiêu, điều, ớt, dừa…Với số lượng ít, kém chất lượng, những mặt hàng khó xuất sang theo con đường chính ngạch. Nhưng xuất khẩu theo con đường tiểu ngạch phải chịu mức thuế suất là 5%, cao hơn xuất khẩu chính ngạch… Chính thuế nhập khẩu đánh vào hàng nguyên liệu đầu vào đã làm tăng giá cả hàng sản xuất và xuất khẩu trong nước, làm giảm khả năng cạnh tranh hàng hoá của ta trên trường quốc tế. Như vậy thuế xuất đó là một lực cản kìm hãm xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước.