Làm thế nào một cơ thể có thể sống sót trong trạng thái đông lạnh?

Lịch sử hình thành lá cờ Đức

Trong thời kỳ này, Hoàng đế La Mã sử dụng màu vàng – đen cho lá cờ Đức và đặt biểu tượng đại bàng đen vào phần trung tâm của quốc kỳ. Sắc tố vàng thể hiện sự giàu có, thịnh vượng và màu đen tượng trưng cho uy quyền của đất nước. Đến đầu thế kỷ XIV, quốc kỳ được điểm thêm màu đỏ vào mỏ và vuốt của đại bàng.

Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ XV, quốc kỳ lúc này một lần nữa được thay đổi thành biểu tượng đại bàng hai đầu. Ba màu đen – đỏ – vàng của cờ Đức hiện đại được cho là lấy cảm hứng vào giai đoạn này.

Tham khảo: Tour Du lịch châu Âu uy tín tại EuroTravel

Cờ Đức thời chiến tranh Napoléon

Năm 1806 đánh dấu sự chấm hết của Đế quốc La Mã, kết thúc thời kỳ Trung cổ. Khi đó, chiến tranh nổ ra giữa người Đức chống lại chính quyền Napoléon – một liên hợp của nhiều đế quốc phụ thuộc.

Lúc này, quân chủ lực của Đức là Quân đoàn Tự do Lützow, gồm các sinh viên trên khắp nước Đức. Mặc dù quy mô nhỏ, nhưng để thể hiện sự thống nhất trong quân đoàn, họ tiến hành nhuộm đen trang phục và dùng khuy đỏ xen kẽ khuy vàng. Đây cũng là màu sắc chủ đạo trên lá cờ Đức.

Vào năm 1815, các quốc gia còn lại sau chiến tranh Napoléon đã hợp thành một liên minh dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Franz I của Áo. Đồng thời vào giai đoạn này, những cựu chiến binh của Quân đoàn Tự do Lützow vẫn ôm hy vọnghướng về một nước Đức độc lập và thống nhất.

Khi đó, lá cờ Đức tam tài dầntrở thành biểu tượng thiêng liêng trong các phong trào đòitự do. Tuy nhiên, khát khao này đã bị “dập tắt” và cấm đoán mạnh mẽ bởi Chính quyền Áo.

Cờ Đức thời cách mạng và Quốc hội Frankfurt

Với những mầm mống từ giai đoạn trước, vào năm 1848 những đảng viên Tự do giành được độc lập và lập nên Quốc hội Frankfurt, chính thức ấn định đen – đỏ – vàng là màu sắc chính thức của cờ Đức.

Cờ Đức thời Bang liên Bắc Đức và Đế quốc Đức (1866 – 1918)

Tuy nhiên, Quốc hội Frankfurt chỉ tồn tại vỏn vẹn 2 năm và Bang liên Đức được khôi phục dưới trướng của Áo.

Tiếp đó năm 1866, chiến tranh Áo – Phổ xảy ra với chiến thắng về tay Phổ và các bang liên minh Đức ở phương Bắc, điều này đã dẫn đến sự thay đổi lớn cho quốc kỳ Đức thời hiện tại.

Năm 1871, Đế quốc Đức chính thức thành lập dưới sự cai trị của Quốc vương Wilhelm I. Ngay sau đó, ông đã chọn màu đen – trắng – đỏ làm biểu tượng cho lá cờ Đức. Lá cờ này đồng hành của Đế quốc Đức từ thời gian đó cho đến khi sụp đổ vào những ngày cuối cùng của Thế chiến I.

Tham khảo: Tour Du lịch Đức uy tín tại EuroTravel

Sau sự thất bại của Thế chiến I, nước Đức cộng hòa hay Cộng hòa Weimar được xây dựng vào tháng 8 năm 1919, lá cờ Đức đen – đỏ – vàng chính thức được “hồi sinh” vào thời gian này.

Ngày 30 tháng 01 năm 1933, Chế độ Đức Quốc Xã được thành lập và nắm quyền bởi Hitler, đặt dấu chấm cho lá cờ tam tài đen – đỏ – vàng. Thời điểm này, Hitler đã xác định hai quốc kỳ hợp pháp là cờ đen – trắng – đỏ của chế độ cũ và đảng kỳ của Đảng Quốc Xã.

Cờ Đức thời Đức Quốc Xã giai đoạn này phản ánh rõ sự độc đài và áp đặt của chế độ phát xít Đức.

Cờ Đức thời Đức phân chia (1949 – 1990)

Sau sự thất bại trong Thế chiến II, nước Đức bấy giờ bị chia cắt thành Đông Đức và Tây Đức dưới trướng cai trị của quân đồng minh.

Khi đó, ba nước Đồng Minh phương Tây kiểm soát khu vực Tây Đức và tiếp tục sử dụng lá cờ đen – đỏ – vàng truyền thống. Trong khi đó, khu vực Đông Đức do Liên Xô chiếm đóng cũng dùng lá cờ đen – đỏ – vàng trong thời kỳ đầu và thêm quốc huy vào năm 1959.

Sau sự kiện lịch sử bức tường Berlin sụp đổ vào tháng 11 năm 1989, người Đông Đức đã cắt quốc huy khỏi quốc kỳ của mình. Hành động này minh chứng lá cờ tam tài đen – đỏ – vàng là biểu tượng cho sự thống nhất và tự do.

Cuối cùng, lá cờ Đức đen – đỏ – vàng chính thức trở thành quốc kỳ hợp pháp của đất nước, ngay sau khi Đông Đức được tiếp nhận vào Cộng hòa Liên bang Đức vào năm 1990.

Cờ Đức được treo vào những ngày nào?

Theo quy định của Chính phủ Đức, quốc kỳ sẽ được treo vào những ngày sau:

Có thể thấy lá cờ Đức đã trải qua một quá trình dài để tung bay tự do như ngày hôm nay. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp Du Khách có thêm kiến thức hữu ích về đất nước này.

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ DU LỊCH CHÂU ÂU

Nhưng trong văn học cũng như trong tổng thể lịch sử nhân loại, nước mắt luôn được đề cập tới. Cuộc sống con người thật là vô nghĩa nếu như không có cảm xúc, nước mắt thể hiện một trong những thứ xúc cảm đó. Hằng hà sa số những giọt nước mắt đã đổ ra trong văn học - nghệ thuật xưa và nay, nước mắt hiện hữu giữa đời sống là một "hiện tượng đương nhiên"; những ai mất "khả năng khóc" - thật là bất hạnh.

Khoa học cũng chứng minh rằng, khóc là một điều tối cần để cân bằng tâm lý. Khóc không chỉ là biểu hiện bình thường, mà còn có lợi cho sức khỏe nữa. Con người là sinh vật duy nhất biết thể hiện cảm xúc qua nước mắt (nước mắt của loài cá sấu là một cơ quan dịch vị). Bạn chớ nghĩ rằng với sự phát triển tiến hóa của nhân loại, nước mắt không còn cần thiết nữa; mà ngược lại, nó vẫn luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người.

Các nhà khoa học Mỹ ở Trường đại học Tổng hợp tiểu bang Minnesota đã dày công nghiên cứu về "sản phẩm duy nhất của cảm xúc con người", cho thấy nhiều điều hết sức ngạc nhiên. Nước mắt chứa đựng 2 hợp chất (cho đến nay khoa học vẫn không ngờ tới là những chất ấy có trong nước mắt). Hợp chất thứ nhất là leu-enkephalin, một chất giảm đau do cơ thể tiết ra lúc cần đề kháng.

Tác dụng của nó tương tự như á phiện, đúng hơn là morphine. Hợp chất này thường có nhiều trong dung dịch sọ não; hợp chất thứ 2 là prolactin (PRL), một loại nội tiết tố (hormone) được sản sinh trong não người, là chất kích thích sự tích tụ sữa cho những bà mẹ đang mang thai.

Một điều thú vị nữa là 2 hợp chất này chỉ có trong nước mắt những khi xúc động, còn thứ nước mắt chảy ra do cay như khi ta cắt hành lại hoàn toàn không có, chứng tỏ việc thể hiện cảm xúc bằng nước mắt đã được điều tiết - chỉ đạo từ  trái tim.

Dưới nhãn quan của các nhà y học thì việc chảy nước mắt là một quá trình riêng biệt của cơ thể, giống như sự bài tiết ra mồ hôi, tuần hoàn, hay hô hấp vậy. Người ta cũng chưa giải thích nổi tại sao trong nước mắt có chứa những chất giảm đau và tích sữa mẹ. Mặt khác, khóc - dù vui hay buồn - cũng làm giảm sự căng thẳng, giảm các triệu chứng của stress.

Trong nước mắt có chứa PRL và endorfin - sản sinh từ tuyến yên, là những chất làm giảm các tác động từ stress. Còn văn học gọi đôi mắt là "cửa sổ của tâm hồn" cũng phản ánh nguồn gốc có từ y học. Hơn 200 người đã tham gia thử nghiệm chương trình "Một tháng khóc ròng" của Trường đại học Minnesota nói trên.

Kết quả: 85% số phụ nữ và 73% số đàn ông cho biết, rằng việc "thường xuyên khóc" là một biện pháp giúp họ bớt được sự căng thẳng đi rất nhiều. Kết luận khoa học cho thấy nước mắt làm giảm tới 40% các hệ lụy từ stress. Số phụ nữ "hay khóc" nhiều gấp 5 lần nam giới và có tới 45% tổng số đàn ông không hề "rớt nước mắt" khi gặp các trạng huống nặng nề; tương tự chỉ có độ 6% phụ nữ "chai sạn" như vậy.

Trong lịch sử đã từng có thời kỳ nam giới "ham khóc" hơn. Trước đây hơn 2 thế kỷ tỷ lệ nam giới và nữ giới "hay nhè" là ngược lại bây giờ - vẫn theo các nhà khoa học ở Trường đại học tổng hợp Minnesota cho biết.

Vào thế kỷ XVIII, việc đàn ông khóc được coi là một "cử chỉ thánh thiện". Hồi đó bất cứ đấng nam nhi nào cũng không quên mang bên mình chiếc khăn mùi xoa viền đăng ten diêm dúa, để lau những giọt nước mắt "nóng hổi" luôn sẵn sàng rơi ra. Từ đó nước mắt được coi là một bằng chứng thể hiện tình cảm chân thành cùng sự cảm thông sâu sắc. Đến thời cách mạng kỹ nghệ, nước mắt lại được xem là một "biểu hiện đớn hèn" và rồi cánh mày râu không còn "ưa khóc" nữa…

Giọt nước mắt trung bình thường có kích thước cỡ hạt mận, ẩn trong tuyến lệ hiện hữu bên góc trên của mắt, bên dưới mí mắt. Mỗi lần ta chớp mắt - độ 13 lần trong một phút, đôi mi lại phủ một lớp dung dịch mỏng lên 2 nhãn cầu, chính thứ dung dịch này bảo vệ mắt khỏi bụi bặm cũng như những chất có hại khác trong không khí. Ngoài ra nước mắt còn bảo vệ "cửa sổ của tâm hồn" khỏi những hiểm họa khác nữa, bởi nó chứa sẵn nhiều nguyên tố kháng sinh.

Lịch sử chuẩn bệnh qua đôi mắt đã có từ lâu. Mắt tương phản với những căn bệnh trong cơ thể, như vàng mắt là biểu hiện cho một chứng bệnh về gan, đỏ mắt là hệ lụy từ sự nghiện rượu… Thần kinh mắt được trung tâm não bộ ưu tiên nhất - phản xạ nhanh nhạy nhất. Việc nghiên cứu nước mắt cũng cho thấy những căn bệnh tiềm ẩn. Khi phân tích nước mắt người ta biết được bệnh nhân có dùng thuốc phiện hay không, hoặc là ảnh hưởng của một vài loại tân dược mới với cơ thể người bệnh như thế nào?

Đàn ông thường bị bệnh về đường ruột và tim mạch nhiều hơn phụ nữ, bởi họ "ít khóc" hơn chăng? Một kết luận khác cũng của các nhà khoa học Mỹ là những người thường bị chứng stress đe dọa, vốn là những kẻ "quá kiên định", thường coi nước mắt là sự mềm yếu. Họ cố ngăn cho nước mắt chảy bằng mọi giá, nhất là ở những chốn ồn ào nơi công cộng - nguyên nhân trực tiếp gây ra chứng stress.

Khóc là một trong những hiện tượng bình thường nhất của thế gian này. Những ai cố ngăn cho nước mắt "chảy" hãy coi chừng các hệ lụy có hại cho sức khỏe về sau…

Giờ gạo Việt đã định vị là gạo thơm và dẻo - Ảnh: BỬU ĐẤU

Vì sao một đất nước "lo cái ăn cho thế giới", xuất khẩu gạo hàng đầu mà lại đi nhập gạo? Liệu có vấn đề gì, nhất là an ninh lương thực?

Xin thưa rằng, về an ninh lương thực thì khỏi phải lo. Chúng ta đã có chiến lược giữ cây lúa. "Dù ai nói ngả nói nghiêng, đất mình trồng lúa không hề lung lay".

Năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 7,6 triệu tấn gạo, thu về trên 5 tỉ USD, kỷ lục từ trước đến nay. Và dù có công nghiệp hóa nền kinh tế, chúng ta vẫn duy trì chiến lược đó, do vậy trong 5 - 10 năm tới, Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu nhiều gạo trên thế giới.

Thế tại sao lại đi nhập gạo? Là vì khoảng 5 năm trở lại đây, nông dân Việt Nam đã chuyển sang trồng các loại lúa thơm, lúa chất lượng cao để dùng trong nước và xuất khẩu.

Đã qua rồi cái thời gạo Việt Nam với đặc trưng là cấp thấp, ít thơm, lại xốp. Giờ gạo Việt đã định vị là gạo thơm và dẻo.

Rồi người kinh doanh lúa gạo cũng đã "khôn" ra. Gạo ngon có giá nhưng không hợp để làm bún, bánh tráng, bánh canh… vậy sao không mua gạo cấp thấp, giá rẻ về chế biến.

Tiền triệu, tiền tỉ chi ra để nhập gạo là vì thế. Đó là "hiện tượng lạ" của ngành gạo, nếu nhìn theo một thực trạng cũ: gạo Việt chất lượng thấp.

Nói rộng ra, việc vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu một mặt hàng, nhất là nông sản, là bình thường. Quan trọng là nhập để làm gì, và giá trị tạo ra từ nguyên liệu nhập khẩu qua chế biến là bao nhiêu.

Qua chế biến, giá trị xuất khẩu càng cao, cho thấy doanh nghiệp, ngành sản xuất đã trưởng thành hơn, đạt mục tiêu mà lâu nay chúng ta thường nói tới "tinh chế để xuất khẩu", thay vì xuất thô.

Để có được thành quả này là cả quá trình. Doanh nghiệp Việt Nam phải xây dựng thị trường và thương hiệu tốt. Rồi đầu tư công nghệ chế biến và tay nghề công nhân phải nâng lên.

Khi có thị trường rồi, doanh nghiệp Việt chuyên sâu vào chế biến, tinh chế, nếu không đủ nguyên liệu thì tất nhiên phải nhập.

Những nước chưa có công nghệ chế biến sâu, phải bán nguyên liệu thô, chấp nhận "ăn ít" đi.

Khi chi tỉ đô nhập gạo, chúng ta đang dần thoát khỏi "phận" là trung tâm cung cấp nguyên liệu thô ra thế giới như 10 - 20 năm về trước khi chuyên bán nguyên liệu cho doanh nghiệp chế biến nước ngoài làm giàu.

Đâu chỉ có lúa gạo, Việt Nam cũng chi hàng chục tỉ USD mỗi năm để nhập khẩu hạt điều, hạt tiêu, cà phê, thủy hải sản, gỗ, lúa mì, bắp, đậu nành... để chế biến.

Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng luôn ở trong tốp những quốc gia xuất khẩu nhiều nhất về hạt điều, tiêu, cà phê, thủy sản, đồ gỗ và ngay cả thức ăn chăn nuôi doanh số xuất khẩu cũng lên đến trên 1 tỉ USD mỗi năm.

Tuy vậy, cũng không nên quá tự mãn. Vì dù đã có bước chuyển lớn từ xuất khẩu thô sang bán hàng chế biến, nhưng mức độ chế biến và hàm lượng giá trị gia tăng trong nông sản thực phẩm của Việt Nam ra thế giới vẫn còn tương đối thấp.

Chúng ta chưa có nhiều sản phẩm chế biến sâu, ứng dụng công nghệ cao. Chẳng hạn như chiết xuất dưỡng chất cho ngành dược phẩm, y học, làm đẹp từ nông sản.

Đây là thị trường lớn, cũng là cơ hội làm giàu cho nhà nông và doanh nghiệp chế biến Việt mà chúng ta phải đạt tới. Có làm được việc này, nhà nông mới thoát kiếp "làm nông khó giàu", doanh nghiệp thoát cảnh "làm chỉ đủ ăn".