Bằng giả là văn bằng, chứng chỉ được các tổ chức, cá nhân sử dụng những công nghệ, kỹ thuật để tạo ra sao cho mô phỏng như bằng thật do những tổ chức, cơ quan có thẩm quyền theo quy định cấp, chứng nhận. Vậy thực trạng sử dụng bằng cấp giả hiện nay như thế nào? Chế tài xử phạt các hành vi mua bán, sử dụng bằng tốt nghiệp giả được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây, NPLaw sẽ cung cấp đến bạn đầy đủ và chính xác thông tin xoay quanh việc sử dụng, mua bán bằng giả.

Xác minh trực tiếp tại trường

Thông thường, sau khi tốt nghiệp đại học thì trường sẽ có trách nhiệm lưu lại tên cũng như hồ sơ gốc của sinh viên. Vì vậy có thể xác minh bằng tốt nghiệp trực tiếp tại trường, tuy nhiên phương án này mất khá nhiều thời gian so với việc tra cứu trên website của trường.

Vì vậy, trong trường hợp cần xác minh nếu không có hồ sơ gốc tại trường có thể xác định đó là bằng giả. Tuy nhiên, cách này chỉ được áp dụng đối với cơ quan nhà nước hoặc những đối tượng có chức quyền bị nghi ngờ, còn những trường hợp khác thì rất ít vì thủ tục khá rườm rà.

IV. Bán bằng giả bị xử phạt bao nhiêu? Có bị đi tù không?

Trước đây, hành vi làm văn bằng chứng chỉ giả có thể bị xử phạt hành chính. Cụ thể, tại Điều 16 Nghị định 138/2013/NĐ-CP quy định hành vi làm giả văn bằng, chứng chỉ bị phạt tiền từ 20 – 40 triệu đồng. Đồng thời, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.Tuy nhiên, Chính phủ đã ban hành Nghị định 04/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ 10/03/2021 thay thế Nghị định 138/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Nghị định này đã bãi bỏ quy định xử phạt hành chính đối với hành vi làm giả, mua bán văn bằng chứng chỉ.

Theo đó, nếu thực hiện các hành vi làm giả, mua bán văn bằng chứng chỉ sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.

Như vậy, người thực hiện hành vi làm bằng cấp, chứng chỉ giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.

Nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy vào mức độ vi phạm, người làm văn bằng, chứng chỉ giả có thể bị phạt tiền đến 100 triệu đồng hoặc phạt tù đến 07 năm.

Mua bằng tốt nghiệp giả nhưng không sử dụng thì có sao không?

Căn cứ Khoản 1 Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) thì: Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

Đồng thời, Khoản 1 Điều 23 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

Hành vi mua bằng tốt nghiệp giả nhưng không sử dụng vẫn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về vấn đề sử dụng bằng tốt nghiệp giả NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau.

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hà Nội mùa [Em] này vắng những cơn mưa Cái rét đầu [Am] đông khăn em [C] bay hiu hiu...

1. Chỉ còn một chiếc [C] lá [G] cuối thu mỏng [C] manh [Am] Chỉ còn một mình [C] anh...

Yêu [G] em từ lúc lên ba Chiều [C] nào thương lắm bên [G] nhà Em [C] tôi đòi cánh...

1. Lặng lẽ vô [Gm] tình, nền [Dm] xi măng che gốc hàng [A7] cây khô Lặng lẽ vô [Gm]...

1. Biên [E7] cương đã sạch bóng [Am] thù Đồng đội [G] ơi còn sống về [C] đi Trở [E7]...

(PLO)- Điều kiện tuyển sinh đại học là phải có bằng cấp 3 (bằng tốt nghiệp THPT, chính quy hoặc bổ túc), nếu không có bằng hoặc sử dụng bằng giả thì xem như không đáp ứng điều kiện học đại học nên phải thu hồi bằng đại học...

Gần đây, dư luận thắc mắc trường hợp sử dụng bằng bổ túc cấp 3 giả, sau đó học tập lên, đạt những học vị cao hơn như cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ thì sẽ ra sao? Nếu bằng tốt nghiệp cấp 3 (bằng bổ túc hoặc bằng chính quy tốt nghiệp THPT) là giả thì những bằng cấp của các bậc học cao hơn sẽ ra sao?

Về vấn đề này, luật sư Nguyễn Hữu Tiếng (Đoàn Luật sư TP.HCM) phân tích: Theo khoản 3 Điều 20 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT ngày 18-3-2021 thì “Người học sử dụng hồ sơ, văn bằng, chứng chỉ giả làm điều kiện trúng tuyển hoặc điều kiện tốt nghiệp sẽ bị buộc thôi học; văn bằng tốt nghiệp nếu đã được cấp sẽ bị thu hồi, hủy bỏ”. Vì vậy trong trường hợp người học sử dụng bằng tốt nghiệp trung học phổ thông giả (bằng cấp 3 giả), tức là chưa tốt nghiệp trung học phổ thông để học đại học thì sẽ bị thu hồi bằng đại học đã cấp theo quy định trên.

Đối với trường hợp học thạc sĩ thì điểm a khoản 3 Điều 16 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ, ban hành kèm theo Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT ngày 30-8-2021 quy định: “Học viên vi phạm một trong các quy định sau đây sẽ bị buộc thôi học; bằng thạc sĩ nếu đã được cấp sẽ bị thu hồi, hủy bỏ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo: a) Có hành vi gian lận trong tuyển sinh, học tập, bảo vệ luận văn, đề án hoặc gian lận trong việc làm hồ sơ để được cấp văn bằng, chứng chỉ”.

Cạnh đó, trong trường hợp người học tiếp tục học tiến sĩ sẽ bị thu hồi theo điểm b khoản 5 Điều 21 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ, ban hành kèm theo Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28-6-2021. Cụ thể, điều khoản này quy định “Nếu nghiên cứu sinh đã được cấp bằng tiến sĩ, việc thu hồi bằng được thực hiện theo quy định hiện hành và trong những trường hợp: hồ sơ quá trình đào tạo được xác nhận có vi phạm, sai sót nghiêm trọng dẫn đến người được cấp bằng không còn bảo đảm đáp ứng đủ điều kiện dự tuyển, công nhận nghiên cứu sinh và duy trì các điều kiện bảo đảm chất lượng trong quá trình học tập và nghiên cứu tại cơ sở đào tạo”.

Theo luật sư Tiếng, tóm lại nếu sử dụng bằng tốt nghiệp trung học phổ thông giả (bằng cấp 3 giả) để học các bậc đại học, thạc sĩ, tiến sĩ (dù ở các bậc đại học, thạc sĩ, tiến sĩ toàn bộ quá trình là học thật, thi thật, bằng thật) thì các bằng cấp này vẫn sẽ bị thu hồi. Bởi lẽ điều kiện tuyển sinh đại học là phải có bằng cấp bằng 3, không có bằng cấp 3 xem như không đáp ứng điều kiện học đại học nên phải thu hồi bằng đại học; tương tự, đã thu hồi bằng đại học thì phải thu hồi bằng thạc sĩ, tiến sĩ vì điều kiện học thạc sĩ, tiến sĩ là phải có bằng đại học.

"Tuy nhiên, ở bậc tiến sĩ dùng bằng thạc sĩ để tuyển sinh, bậc thạc sĩ dùng bằng đại học để tuyển sinh chứ không dùng bằng tốt nghiệp cấp 3. Nếu các cơ sở đào tạo không cùng đào tạo hệ đại học thì không có lỗi. Lỗi ở đây là nơi tuyển sinh và cấp bằng đại học vì thời điểm này hệ đại học dùng bằng tốt nghiệp trung học phổ thông để tuyển sinh đầu vào phải có trách nhiệm kiểm tra kỹ. Cơ sở đào tạo cấp sai nếu có lỗi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 04/2021. Người có hành vi "Gian lận để được cấp văn bằng, chứng chỉ hoặc bản sao văn bằng, chứng chỉ" cũng có thể bị xử phạt 30-40 triệu đồng" - luật sư Tiếng phân tích.

Trong lý lịch bản công chứng nộp cho một trường đại học được chứng thực ngày 26/10/2022 tại UBND phường Tân Tạo (Bình Tân, TP.HCM), ông Nguyễn Trường Hải - người gây xôn xao dư luận khi dùng bằng tiến sĩ giả, khai có học vị cao nhất là tiến sĩ, chức vụ là giảng viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.

Về quá trình đào tạo, ông Hải khai học đại học tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM, nghành học Công nghệ thông tin, tốt nghiệp năm 2004. Sau đại học, ông Hải là thạc sĩ ngành Khoa học máy tính, tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM,  được cấp bằng năm 2020. Luận văn thạc sĩ là Xử lý ảnh trong y tế.

Người này cũng khai là Tiến sĩ ngành Khoa học máy tính đào tạo tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM và được cấp bằng năm 2022. Tên luận án tiến sĩ là "Scalable Approaches for Content-based Video Retrieval".

Về quá trình công tác chuyên môn, ông Hải khai làm việc tại 2 công ty và 3 trường đại học trong đó, năm 2005-2016 là trưởng dự án phần mềm của một công ty về công nghệ, còn năm 2016 đến nay (năm 2022) là Fouder của một công ty công nghệ khác  Đối với 3 trường đại học, ông Hải khai từ năm 2012-2020 là Trưởng bộ môn phần mềm tại Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, từ năm 2016-nay là giảng viên thỉnh giảng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM và Trường ĐH Sài Gòn.

Đặc biệt, ông Nguyễn Trường Hải đã và đang tham gia nghiên cứu 4 đề tài nghiên cứu khoa học, trong đó, có 2 đề tài cấp ĐH Quốc gia TP.HCM, 1 đề tài cấp Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM và 1 đề tài cấp cơ sở (không nêu cơ sở nào). Cụ thể, đề tài cấp Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM có tên: Nghiên cứu các kỹ thuật phân tích và giám sát đám đông trong video, năm 2020, là tác giả;

2 đề tài cấp ĐH Quốc gia TP.HCM có tên Nghiên cứu các kỹ thuật phân tích và giám sát đám đông trong video, năm 2018, đồng tác giả; Kỹ thuật học sâu và ứng dụng trong lĩnh vực nhận dạng và truy vấn nhân vật trên dữ liệu video, năm 2019, đồng tác giả.

Ngoài ra, có 1 đề tài cấp cơ sở với tên Nghiên cứu các kỹ thuật phát hiện các nhóm đối tượng trong cơ sở dữ liệu ảnh, năm 2018. Ông Hải cũng khai đã công bố 4 bài báo khoa học, từ năm 2017-2020 mỗi năm công bố 1 bài, trong này có những bài là đồng tác giả với nhiều người khác.

Cụ thể, các bài báo ông Hải khai như: Persons-In-Places: a Deep Features Based Approach for Searching a Specific Person in a Specific Location, Informatica (Informatica), 41, 2, 2017;

Chien-Quang Le, Hai- Nguyen, Trong Hung. Cross-view Action Recognition by Projection- based Augmentation, Pacific Rim Symposium on Image and Video Technology (PSIVT), 23- 11-2015, Singapore;

Benjamin Renoust, Shin'ichi Satoh Hai - Nguyen, A Social Network Analysis of Face Tracking in News Videos, International Conference on Signal-Image Technology and Internet- Based Systems(SITIS), 23-11-2015, Bangkok, Thailand;

Phuc Nguyen, Anh-Thu Nguyen-Thi, Hai- Nguyen, Trong Hoang, Hoang Nguyen, Using Textual Semantic Similarity to Improve Clustering Quality of Web Video Search Results, International Conference on Knowledge and Systems Engineering (KSE), 08-10-2017, Ho Chi Minh city, VietNam.

Sau khi nhận được lý lịch khoa học của ông Nguyễn Trường Hải, một số người có tên trong các bản khai này (đồng tác giả các đề tài khoa học) đã vô cùng bất ngờ.

Trước đó, như VietNamNet đã đưa tin, ông Nguyễn Trường Hải đã khiến dư luận sửng sốt khi dùng bằng tiến sĩ giả làm giảng viên thỉnh giảng của nhiều trường đại học, thậm chí, suýt trở thành trưởng khoa của Trường CĐ Công Thương. Khi Trường CĐ Công Thương xác minh văn bằng của ông Hải để bổ nhiệm, việc dùng bằng tiến sĩ giả của ông này mới bị phanh phui.

Nắm bắt xu hướng ngành hot đang thiếu giảng viên, bằng tiến sĩ giả của ông Hải ghi ngành Khoa học máy tính, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM. Nhưng thực tế, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM không cấp văn bằng này cho ông Hải. Ông Hải cũng không là nghiên cứu sinh của trường này.

Ông Hải đã từng làm giảng viên thỉnh giảng tại nhiều trường đại học, trong đó, có cả trường công và trường tư khá nổi tiếng. Phía Trường ĐH Sài Gòn cho hay ông Nguyễn Trường Hải đã từng tham gia giảng dạy 4 môn tại học kỳ 1, năm học 2021 – 2022 (tháng 9/2021 đến tháng 01/2022).

Học kỳ 1 năm học 2022 – 2023, khoa Công nghệ thông tin của trường trình Ban Giám hiệu phê duyệt mời ông Nguyễn Trường Hải tham gia giảng dạy 1 môn tại học kỳ 1 (tháng 9/2022 đến tháng 1/2023) với trình độ được cập nhật là tiến sĩ.

Trong quá trình giảng dạy, phòng Tổ chức đề nghị bổ sung bản sao bằng cấp, ông Nguyễn Trường Hải không gửi bản sao bằng tiến sĩ và gửi đơn xin thôi thỉnh giảng với lý do “bận việc riêng”.

Còn ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, thừa nhận, ông Hải làm giảng viên thỉnh giảng của trường trong thời gian 6 năm, từ 2016 đến 2022. Tại đây, ông Hải được giao giảng dạy một số môn Tin học cơ bản, khối lượng giảng dạy không nhiều.

Theo ông Quốc Anh, khi ông Hải nộp hồ sơ thỉnh giảng vào trường, khai trình độ thạc sĩ. Nhà trường có thẩm tra hồ sơ của ông Hải bằng bản công chứng, không xác định được có làm giả bằng hay không.

Ngoài ra, ông Hải cũng giảng dạy ở Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, thử việc tại Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM. Phía Trường ĐH văn Hiến cho hay, ông Hải chưa tham gia giảng dạy ngày nào mà nhận thử việc đầu tháng 11/2022 đến 26/11/2022 thì nghỉ.

Hiện nay, Công an đang vào cuộc yêu cầu các trường đại học từng mời ông này làm giảng viên cung cấp thông tin về vụ việc.

Luận án tiến sĩ của một nghiên cứu sinh 72 tuổi ở Trường ĐH Công nghệ TP.HCM phải thẩm định lại vì bị tố cáo trùng lặp tên đề tài.