Báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2024, tình hình năm 2024 trình bày tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV cho biết một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội năm 2023 đạt cao hơn số liệu ước tính đã báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6.
Cung cấp cái nhìn tổng thể về "sức khỏe" của nền kinh tế
Kinh tế vĩ mô giúp theo dõi các chỉ số quan trọng như tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát. Những dữ liệu này cung cấp bức tranh tổng thể về tình trạng kinh tế, giúp chính phủ và các nhà hoạch định chính sách đưa ra quyết định phù hợp.
Đánh giá hiệu quả của chính sách kinh tế
Kinh tế vĩ mô giúp đánh giá hiệu quả của các chính sách kinh tế mà chính phủ áp dụng. Dựa vào đó, chính phủ có thể điều chỉnh các chính sách để đạt được hiệu quả tốt hơn. Ví dụ, nếu một chính sách tiền tệ nới lỏng dẫn đến tăng trưởng GDP cao hơn nhưng cũng đi kèm với lạm phát gia tăng, thì kinh tế vĩ mô có thể giúp đánh giá mức độ hiệu quả của chính sách này trong việc kích thích tăng trưởng kinh tế so với tác động tiêu cực của nó lên lạm phát.
Bên cạnh việc đo lường tác động, kinh tế vĩ mô cũng cung cấp các công cụ để phân tích hiệu quả của chính sách. Ví dụ, mô hình kinh tế vĩ mô có thể được sử dụng để dự đoán tác động của một chính sách trước khi nó được thực hiện, giúp các nhà hoạch định chính sách đánh giá tính đến sự khả thi và hiệu quả của nó.
Các yếu tố trong nền kinh tế vĩ mô
GDP là viết tắt của Gross Domestic Product, hay Tổng sản phẩm quốc nội, đây là thước đo tổng giá trị thị trường của tất cả hàng hóa, dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một quý hoặc một năm). Nó được coi là thước đo chính thức cho sức khỏe của nền kinh tế và được sử dụng rộng rãi bởi các nhà kinh tế vĩ mô, nhà đầu tư và nhà hoạch định chính sách để đánh giá hiệu quả hoạt động của nền kinh tế.
Một nền kinh tế có GDP tăng trưởng cao cho thấy sự gia tăng trong hoạt động kinh tế, trong khi GDP giảm mô tả sự suy thoái. GDP bình quân đầu người là thước đo phổ biến để so sánh mức độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia.
Tỷ lệ thất nghiệp phản ánh sức khỏe của thị trường lao động và ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều khía cạnh khác của nền kinh tế. Khi người lao động không có việc làm, họ không thể đóng góp vào sản xuất và tạo ra thu nhập, dẫn đến giảm tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và thu nhập quốc gia.
Song đó, tỷ lệ thất nghiệp cao cũng có thể đẩy bất ổn xã hội lên cao. Chính vì vậy, tỷ lệ thất nghiệp là một yếu tố quan trọng mà các nhà hoạch định chính sách cần xem xét khi đưa ra các quyết định về kinh tế vĩ mô. Chính phủ có thể thực hiện nhiều biện pháp để giảm tỷ lệ thất nghiệp, chẳng hạn như tăng cường đầu tư vào giáo dục và đào tạo, hỗ trợ khởi nghiệp và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi.
Lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hóa, dịch vụ của một nền kinh tế trong khoảng thời gian nhất định. Lạm phát cao có thể làm giảm sức mua của người tiêu dùng và gây bất ổn kinh tế. Lạm phát chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như cung tiền, nhu cầu tiêu dùng, giá nguyên liệu đầu vào, cán cân thanh toán quốc tế.
Lạm phát có thể tác động tiêu cực đến nền kinh tế như giảm sức mua của người tiêu dùng, gây bất ổn kinh tế, gia tăng bất bình đẳng trong thu nhập. Tuy nhiên, lạm phát ở mức độ thấp (khoảng 2-3%/năm) có thể được xem là dấu hiệu tốt cho nền kinh tế, thể hiện sự tăng trưởng và phát triển.
Chính sách tiền tệ là các chính sách được thực hiện bởi ngân hàng trung ương để kiểm soát nguồn cung tiền và lãi suất trong nền kinh tế. Chính sách tiền tệ được sử dụng để ổn định giá cả, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm thất nghiệp.
Chính sách tài khóa là các chính sách liên quan đến việc chi tiêu và thu thuế của chính phủ. Chính sách tài khóa được sử dụng để ổn định nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm thất nghiệp.
Ví dụ, khi nền kinh tế suy thoái, chính phủ có thể giảm thuế hoặc tăng chi tiêu để kích thích nhu cầu tiêu dùng và đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng. Ngược lại, khi nền kinh tế tăng trưởng quá nhanh, chính phủ có thể tăng thuế hoặc giảm chi tiêu để kiềm chế lạm phát.
Chính sách tài khóa có mối quan hệ mật thiết với chính sách tiền tệ. Cả hai đều được sử dụng để ổn định nền kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, chính sách tài khóa thường có tác động dài hạn hơn chính sách tiền tệ.
Buôn bán đa quốc gia đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế vĩ mô, tác động đến nhiều khía cạnh như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ giá hối đoái và cơ cấu việc làm. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm việc làm và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời tạo ra các cơ hội kinh doanh mới, mở rộng thị trường, tăng cường tương tác kinh tế giữa các quốc gia.
Đây là yếu tố liên quan đến các hoạt động tài chính, luồng vốn giữa các quốc gia với nhau. Bao gồm tiền tệ, quỹ đầu tư nước ngoài, nợ công quốc tế, vốn ngoại,...
Hiểu được nguyên nhân và tác động của các vấn đề kinh tế
Kinh tế vĩ mô đóng vai trò quan trọng trong việc giúp chính phủ và các nhà nghiên cứu hiểu được nguyên nhân, tác động của các vấn đề kinh tế. Nó cung cấp cho chúng ta một lăng kính tổng quan, bao quát để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế như tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát, chính sách kinh tế,...
Hiểu được nguyên nhân của các vấn đề kinh tế là bước đầu tiên để tìm ra giải pháp. Đồng thời, kinh tế vĩ mô cũng cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những công cụ và mô hình để đánh giá hiệu quả của các chính sách tiềm năng, đưa ra những quyết định sáng suốt nhằm ổn định nền kinh tế.
Bằng cách phân tích các dữ liệu kinh tế vĩ mô, các nhà kinh tế học có thể dự đoán được những xu hướng tiềm năng như tốc độ tăng trưởng kinh tế, xu hướng lạm phát, biến động tỷ giá hối đoái,... Những dự đoán này giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những quyết định phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô.
Tuy nhiên, việc dự đoán kinh tế vĩ mô không phải là một việc đơn giản. Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế (thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu,...) và các yếu tố này khó để dự đoán trước.
Vai trò của người lao động đến kinh tế vĩ mô
Người lao động là nguồn cung cấp lao động cho các ngành kinh tế, góp phần tạo ra sản phẩm, dịch vụ cho xã hội. Chất lượng lao động, bao gồm trình độ học vấn, kỹ năng và kinh nghiệm, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, hiệu quả sản xuất và tốc độ phát triển kinh tế của một quốc gia. Nâng cao chất lượng lao động thông qua đào tạo, bồi dưỡng và giáo dục là yếu tố then chốt để thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Phân biệt kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô
Nền kinh tế tổng thể (GDP, lạm phát, thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế)
Cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp (Hành vi, quyết định, tương tác)
Hiểu rõ cách thức hoạt động của nền kinh tế và tại sao các biến động kinh tế xảy ra
Hiểu rõ cách thức hoạt động của thị trường và tại sao các quyết định kinh tế được đưa ra
Mô hình hoá – mô hình hoá kinh tế (mô hình kinh tế), phân tích dữ liệu thống kê,..
Phân tích cận biên, mô hình hoá – mô hình hóa hành vi, so sánh tĩnh,..
Tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế, chính sách kinh tế
Giá cả, sản lượng, thị trường, hiệu quả phân bổ nguồn lực
Chính phủ áp dụng chính sách tiền tệ
Doanh nghiệp quyết định giá bán sản phẩm
Mối quan hệ giữa kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô:
Tác động từ dưới lên: Các quyết định của các tác nhân kinh tế vi mô, như việc tiêu dùng hay đầu tư, ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ số kinh tế vĩ mô như GDP, lạm phát và thất nghiệp. Ví dụ, khi người tiêu dùng tăng chi tiêu, sẽ thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinh tế.
Ảnh hưởng từ trên xuống: Các chính sách kinh tế vĩ mô do chính phủ ban hành như chính sách tài khóa hay tiền tệ, tác động đến môi trường kinh doanh và chi phí sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến quyết định của các tác nhân kinh tế vi mô. Ví dụ, chính sách tiền tệ thắt chặt có thể khiến lãi suất tăng, dẫn đến việc giảm đầu tư và tiêu dùng.
Cung cấp dữ liệu: Dữ liệu thu thập từ các hoạt động kinh tế vi mô như doanh thu, lợi nhuận, giá cả, là nguồn thông tin quan trọng để phân tích và dự đoán các xu hướng kinh tế vĩ mô.
Hoàn thiện lý thuyết: Các mô hình kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô bổ sung cho nhau để giải thích các hiện tượng kinh tế một cách toàn diện. Ví dụ, lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng trong kinh tế vi mô giúp giải thích sự biến động của nhu cầu tổng thể trong kinh tế vĩ mô.
Hiểu biết về kinh tế vĩ mô giúp đánh giá tình hình kinh tế hiện tại và dự đoán xu hướng tương lai. Nhờ đó, các nhà hoạch định chính sách có thể đưa ra các quyết định phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo sự ổn định cho nền kinh tế. Có thể nói, kinh tế vĩ mô là một lĩnh vực phức tạp với nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhau. Do đó, việc nghiên cứu và phân tích kinh tế vĩ mô cần được thực hiện một cách khoa học để đưa ra những kết luận chính xác, hiệu quả.
Trong dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6,5 - 7% và phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn, từ 7 - 7,5%. Với đà tăng này, quy mô nền kinh tế năm 2025 có thể đạt 500 tỷ USD. Đây là dấu mốc quan trọng củng cố vị thế kinh tế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Đến thời điểm này, dự báo tăng trưởng cả năm nay khoảng 7% được cho là rất khả thi, tạo nền tảng cho năm sau.
Ông Lê Trung Hiếu - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết: "Năm 2024 tốc độ tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 6,82%, mục tiêu năm 2024 đạt khoảng 7% là hoàn toàn trong tầm tay. Quy mô kinh tế của chúng ta năm 2024 ước 465 tỷ USD".
Với tốc độ tăng trưởng duy trì từ 6,5 - 7%, quy mô GDP 2025 sẽ vào khoảng 500 tỷ USD, với mức này thì Việt Nam sẽ vươn lên lên xếp thứ 32 thế giới và thứ 4 khu vực ASEAN. Với đà tăng trưởng này, GDP bình quân đầu người năm sau ước tính sẽ đạt khoảng 4.900 USD, tăng gần 32% so với năm 2021 và vượt qua mức thu nhập trung bình thấp, khi giải phóng tối đa những động lực tăng trưởng.
Quy mô nền kinh tế mở rộng, việc tiếp cận những nguồn như vay ưu đãi, vay vốn ODA sẽ ngặt nghèo hơn. Nhưng thực tế này cũng dần thay đổi, khi các tổ chức cho vay ngày càng chú trọng đến nỗ lực nội tại và triển vọng lâu dài của các quốc gia nhận hỗ trợ.
Ông Sugano Yuichi - Trưởng Đại diện Văn phòng Việt Nam của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA Việt Nam) cho biết: "Chính phủ Việt Nam hiện đang nỗ lực xây dựng các quy định pháp luật liên quan đến ODA, điều này tạo sự yên tâm cho các nhà tài trợ song phương như JICA và các tổ chức quốc tế khi triển khai các dự án tại Việt Nam".
Đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế là 1 trong 11 nhóm nhiệm vụ giải pháp chủ yếu Chính phủ đã đề ra cho năm 2025, với tư duy đổi mới "vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển.
Kinh tế vĩ mô Việt Nam ổn định và ổn định trong thời gian dài là điều được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao. Lạm phát được kiểm soát tốt trong gần 10 năm trở lại đây. Kiểm soát bội chi, nợ công trong giới hạn an toàn giúp Việt Nam có dư địa tốt để huy động nguồn lực cho phát triển.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Hiệu ứng kinh tế quy mô (economies of scale) được Wright (1936) phát triển áp dụng vào lĩnh vực sản xuất trên cơ sở hiệu ứng đường cong kinh nghiệm hay học hỏi (experience / learning curve) của Ebbinghaus (1885). Hiệu ứng kinh tế quy mô phản ánh chi phí của một đơn vị sản phẩm hay dịch vụ sản xuất giảm đi khi số lượng sản xuất tăng lên.
Các nguyên nhân dẫn đến hay bản chất của hiệu ứng kinh tế quy mô là:
Tuy nhiên, các nhà quản trị chiến lược cần đặc biệt chú ý đến hiệu ứng phi kinh tế quy mô (diseconomies of scale): sau một mức sản lượng nhất định, đường chi phí trung bình lại tăng lên, điều này càng ngày càng phức tạp khi quy mô ngày càng phình to dẫn đến chi phí trên đơn vị sản phẩm tăng khi quy mô sản xuất tăng, điều này gọi là tính phi kinh tế theo quy mô. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến tính phi kinh tế quy mô là do (1) đầu tư cố định lớn trong dài hạn vượt ngưỡng cho phép; và (2) quy mô càng lớn, khả năng quản lý càng bộc lộ nhiều điểm yếu kém do trình độ và năng lực của đội ngũ quản lý là có hạn.
Tính kinh tế quy mô và đường cong kinh nghiệm
Nguồn: theo Ebbinghaus (1885) và Wright (1936)
Ví dụ điển hình về tính phi kinh tế quy mô là trường hợp Volkswagen đầu tư sản xuất ô tô. Nhằm tận dụng tính kinh tế quy mô, Volkswagen đã đầu tư mở nhiều nhà máy sản xuất ô tô trên khắp châu Âu; lúc đầu chi phí giảm mạnh; công ty tiếp tục đầu tư mở nhà máy; đến một ngưỡng, Volkswagen nhận thấy rằng chi phí trên đơn vị sản phẩm bắt đầu tăng, và nhanh chóng ngừng đầu tư mở nhà xưởng.
Ví dụ khác, McDonald đạt được lợi thế kinh tế theo quy mô nhờ vào việc sản xuất hàng loạt các thực đơn giống nhau, hạ thấp chi phí sản xuất, khả năng thương lượng với nhà cung cấp giúp họ có được nguồn nguyên vật liệu đầu vào giá rẻ, từ đó giúp gia tăng lợi nhuận biên. Ngân sách quảng cáo lớn tạo nên lợi thế cạnh tranh đáng kể so với đối thủ cạnh tranh. Hiện nay, hơn 60% doanh số bán hàng của McDonald được thực hiện ngoài nước Mỹ.
Ở Việt Nam, Việt Tiến là một trong những tập đoàn dệt may đạt được nhiều lợi thế nhờ quy mô. Công ty cổ phần may Việt Tiến sở hữu 21 đơn vị may trực thuộc và nhiều nhà máy liên doanh trong nước. Cùng với dây chuyền máy móc hiện đại, Việt Tiến đã tận dụng được nguồn nhân công giá rẻ trong nước, tăng năng suất sản xuất, tiếp cận với hệ thống phân phối rộng cả trong và ngoài nước, từ đó giảm thiểu được chi phí cận biên khi khối lượng sản phẩm sản xuất ngày càng tăng.
Nguồn: Phan Thanh Tú (2019), Quản trị Chiến lược Doanh Nghiệp, NXB Công Thương.