Tính cách là một trong những yếu tố quan trọng nhất của mỗi con người, nó ảnh hưởng đến cách chúng ta suy nghĩ, hành động và tương tác với những người xung quanh. Trong tiếng Trung, có rất nhiều từ vựng được dùng để mô tả tính cách con người. Việc bổ sung các từ vựng và thành ngữ về tính cách trong tiếng Trung sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về văn hóa và con người Trung Quốc, từ đó học giao tiếp tiếng Trung hiệu quả hơn. Ở bài viết này, Tiếng Trung Đông Phương sẽ giới thiệu những từ vựng chỉ tính cách trong tiếng Trung và cách sử dụng đơn giản nhất.

Cấu trúc câu mô tả tính cách con người

Đối với câu mô tả chỉ chứa một từ vựng miêu tả tính cách:

Một số mẫu câu mô tả tính cách trong tiếng Trung

Từ vựng và các câu thành ngữ đơn giản trong tiếng Trung có thể giúp bạn ghép câu, xây dựng những câu đơn giản để mô tả tính cách con người. Bạn có thể sử dụng một, hai hoặc nhiều từ vựng để mô tả tính cách con người trong cùng một câu. Dưới đây là một số cấu trúc câu cơ bản để miêu tả tính cách con người bằng tiếng Trung:

Đoạn văn mẫu miêu tả về tính cách con người trong tiếng Trung

Sau khi đã tìm hiểu toàn bộ từ vựng cũng như cách lồng ghép các từ vựng miêu tả tính cách con người trong tiếng Trung thành một câu hoàn chỉnh, bạn có thể dễ dàng viết những đoạn văn ngắn để miêu tả tính cách con người. Ngoài ra bạn có thể áp dụng thêm về cách dịch tên tiếng Việt sang tiếng Trung để miêu tả xác thực hơn, tham khảo ví dụ sau đây

我的老师是一个很乐观的人。她总是面带微笑,对待工作认真负责。有一次,我们班有个同学考试没考好,老师并没有批评他,而是鼓励他下次努力。老师还经常给我们讲励志故事,让我们学会面对困难。

Wǒ de lǎoshī shì yīgè fēicháng lèguān de rén. Tā zǒng shì miàn dài wéixiào, gōngzuò rènzhēn fùzé. Yǒu yīcì, wǒmen bān de yīgè xuéshēng kǎoshì kǎo dé bù hǎo, lǎoshī méiyǒu zémà tā, ér shì gǔlì tā xià cì zài nǔlì yīdiǎn. Lǎoshī hái jīngcháng gěi wǒmen jiǎng lìzhì gùshì, bāngzhù wǒmen xuéhuì rúhé miàn duì kùnnán.

Cô giáo của tôi là một người rất lạc quan. Cô ấy luôn tươi cười, làm việc nghiêm túc và có trách nhiệm. Có một lần, một bạn học trong lớp của chúng tôi thi không tốt, cô giáo không trách mắng anh ấy, mà động viên anh ấy lần sau cố gắng. Cô giáo còn thường xuyên kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện truyền cảm hứng, giúp chúng tôi học cách đối mặt với khó khăn.

Từ vựng tích cực về tính cách trong tiếng Trung

Ở phần đầu tiên, chúng ta sẽ bắt đầu với các từ vựng về tính cách tiếng Trung theo hướng tích cực:

Học tiếng Trung giao tiếp cơ bản tại Hoa Ngữ Đông Phương

Nếu bạn đang tìm kiếm một trung tâm học tiếng Trung uy tín, chất lượng để bổ trợ ngữ pháp cũng như nâng cao kỹ năng giao tiếp thì có thể đăng ký các khóa học tiếng Trung tại Hoa Ngữ Đông Phương. Tại đây sẽ có các khóa học như: Khóa học tiếng Trung cấp tốc, khóa học tiếng trung giao tiếp, khóa học tiến trung cho trẻ em,…. bạn sẽ được học tiếng Trung theo đúng lộ trình, phù hợp với trình độ của mỗi cá nhân, rèn luyện các kỹ năng từ cơ bản đến nâng cao.

Hoa Ngữ Đông Phương tự hào là một trong những trung tâm đào tạo tiếng Trung uy tín bậc nhất hiện nay. Chúng tôi sở hữu đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, có đầy đủ các chứng chỉ tiếng Trung và đạt tiêu chuẩn giảng dạy. Học viên sẽ được học tiếng Trung với các giảng viên qua những phương pháp dạy học hiện đại, hỗ trợ kèm 1:1 nếu được yêu cầu, cam kết đạt hiệu quả trong thời gian ngắn nhất.

Ngoài ra, những giáo trình và tài liệu học tập tại Hoa Ngữ Đông Phương luôn được cập nhật, đổi mới thường xuyên, theo sát cấu trúc của đề thi HSK, giúp học viên có thể làm quen với cấu trúc đề thi cũng như tham gia thi thử trong quá trình học. Điều này có thể giúp học viên theo dõi được tiến độ học tập của cũng như sự tiến bộ của bản thân trong thời gian tham gia khóa học.

Như vậy, bài viết trên đã tổng hợp các từ vựng cơ bản về tính cách trong tiếng Trung cũng như cách đặt câu và sử dụng câu mô tả về tính cách con người. Nếu bạn quan tâm đến các khóa học tiếng Trung tại Hoa Ngữ Đông Phương, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn về lộ trình học tập ngay hôm nay nhé!

TRUNG TÂM TIẾNG TRUNG – HOA NGỮ ĐÔNG PHƯƠNG

Bạn đang có nhu cầu học tiếng Đức nhưng lại không có điều kiện để học tại các trung tâm ngoại ngữ uy tín, nên các bạn thường thích tự mình học hơn. Vậy bạn có biết những cách để tự học tiếng Đức căn bản không?

Nhiều bạn có nhu cầu muốn học tiếng Đức có thể là sự đam mê hoặc học ngoại ngữ để đi du học. Để thỏa mãn đam mê của mình các bạn thường chọn cách tự học nhưng lại có nhiều người lại không biết cách tự học như thế nào. Nếu như không có phương pháp tiếp cận tiếng Đức chính xác thì việc học sẽ rất khó khăn. Các bạn đừng lo sau đây Phương Nam Education sẽ chỉ cho các bạn phương pháp tự học tiếng Đức tại nhà hiệu quả.

Đây là phần mà các bạn tự học hay quên nhất, khi bắt đầu học các bạn sẽ nghĩ xem mình nên học ngữ pháp và học giao tiếp tiếng Đức như thế nào mới hiệu quả. Vậy bạn tính học ngữ pháp sao nếu như bạn không biết nhận diện mặt chữ? Ngữ pháp học không xong thì đừng nói đến học giao tiếp.

Nhiều người nói tự học tiếng Đức rất khó, học khó là do bạn chưa biết tiếp cận đúng cách. Trước khi bạn muốn học một ngôn ngữ gì thì bạn phải học thuộc bảng chữ cái của nó, ở trường hợp này là học bảng chữ cái tiếng Đức. Bảng chữ cái có tất cả 30 chữ cái, có 26 chữ giống với bảng chữ cái tiếng Anh, vì đều bắt nguồn từ bảng chữ cái la tinh nên cách đọc và phát âm khá giống nhau nên những bạn nào đã học tiếng Anh sẽ dễ thuộc hơn. Học bảng chữ cái không chỉ giúp bạn biết nhận diện mặt mà nó còn rất có ích để học đọc và học viết văn tiếng Đức.

Xem thêm: Học tiếng Đức nên bắt đầu từ đâu?

Từ vựng luôn là thứ quan trọng trong việc học bất kỳ ngôn ngữ nào chứ không chỉ riêng tiếng Đức. Thiếu vốn từ vựng là tình trạng thường hay xảy ra nhất đối với người mới học. Nó hay dẫn tới những việc như nghe kém (nghe không kịp từ, nghe không hiểu từ, không biết phân biệt từ mới), giao tiếp kém (thiếu vốn từ để diễn đạt lời nói), đọc không hiểu (không biết mặt chữ, không hiểu nội dung của sách), không biết viết (viết không đúng kiểu câu, không biết ghép các từ thành một câu).

Nhưng làm thế nào chúng ta có thể tự học từ vựng tiếng Đức hiệu quả? Để có thể học từ vựng một cách hiệu quả nhất thì chúng ta phải cố gắng chịu đọc nhiều sách tiếng Đức. Cách truyền thống tuy không được nhiều người sử dụng vì bị cho là nhàm chán, nhưng lại là cách tốt nhất để các bạn trau dồi vốn từ vựng của mình. Khi lựa sách để đọc thì đừng lựa mấy cuốn có nội dung thâm sâu, khi mới bắt đầu học tiếng Đức thì chọn những cuốn có chủ đề như truyện cổ tích, truyện dân gian, sách học tiếng Đức cho người mới, đặc biệt những cuốn có chủ đề bạn thích sẽ giúp bạn dễ tập trung hơn khi đọc.

Giáo trình tự học tiếng Đức cơ bản Grammatik

Còn cách thứ hai để nâng cao trình độ từ vựng đó  là bạn nên tập luyện với những bài tập ngữ pháp tiếng Đức có trong các loại sách bài tập. Bạn luôn có thể tìm thấy nhiều loại bài tập này trong các giáo trình tự học tiếng Đức như bộ sách Grammatik. Đây bộ sách được đánh giá là rất thích hợp để người mới tự học tiếng cơ bản. Bộ sách được chia làm 3 cuốn, mỗi cuốn tương ứng với mỗi trình độ. Grammatik A thì dành cho trình độ A1, trình độ cơ bản nhất của tiếng Đức, B thì dành cho những ai học để đi du học đại học Đức và cuối cùng là C là dành cho những người muốn du học chương trình thạc sĩ. Lộ trình bài học của mỗi cuốn đều bắt đầu từ những thứ cơ bản nhất ở mỗi trình độ rồi mới dần tiến tới tìm hiểu chuyên sâu. Sau khi hoàn thành xong các bài tập thì hãy luôn nhớ kiểm tra lại đáp án để rút kinh nghiệm cho những phần sai.

Xem thêm: Có thể tự học tiếng Đức trong giao tiếp hàng ngày không?

Phương pháp học tiếng Đức giao tiếp cơ bản cho những người mới bắt đầu hiệu quả nhất chính là tuân thủ theo 2 kỹ năng giao tiếp chính đó là nghe - nói. Giống như khi bạn mới lần đầu tiếp xúc với tiếng Việt thì bạn cũng phải tập nói khi còn bé. Học ngoại ngữ cũng giống như vậy, vì thế bạn phải chú tâm trong phần nghe giao tiếp, khi đã quen dần nó sẽ giúp bạn hình thành nên những phản xạ cần thiết để cho bạn nói tiếng Đức. Quy trình học tiếng Đức giao tiếp cần phải được tuân thủ làm theo.

Có hai hình thức bạn có thể áp dụng khi luyện nghe:

- Nghe gián tiếp: Đó là bạn học nghe tiếng Đức thông qua các video hướng dẫn học tiếng Đức cơ bản. Khi nghe bạn không chú tâm vào phần ngữ điệu, chỉ tập trung ghi nhớ nội dung bài nghe thôi.

- Nghe trực tiếp: đó là bạn nghe người Đức trực tiếp nói chuyện luôn, phương pháp có thể áp dụng khi bạn đang xem phim. Khi xem phim là bạn đang nghe tiếng Đức theo chủ đề có nội dung liên quan đến đời sống thường ngày. Phim sẽ có những đoạn cung bậc cảm xúc, lúc đó lời nói của diễn viên sẽ có những ngữ điệu khác nhau, bạn nên chú tâm vào phần ngữ điệu này.

Sau đã nắm bắt được ngữ điệu và làm quen với cách phát âm tiếng Đức bạn sẽ có thể học nói tiếng Đức. Học nói chính là diễn đạt những gì bạn nghe thành lời để truyền đạt tới những người khác. Đây là kỹ năng cần thiết để đi xin việc làm tại các công ty nước ngoài. Bạn cần phải luyện nói thường xuyên trong suốt quá trình đi học, đi làm hoặc sinh hoạt hàng ngày. Nếu như bạn có những người bạn học giỏi tiếng Đức hoặc có quen những người bạn Đức thì hãy luôn luyện nói cùng họ, đây là những người sẽ giúp đỡ bạn rất nhiều trong việc nâng cao trình độ giao tiếp.

Đó là những phương pháp tự học tiếng Đức cơ bản mà Phương Nam Education muốn cho bạn biết trong bài viết ngày hôm. Tự học cũng hay nhưng học tại trung tâm vẫn tốt hơn. Ở PNE luôn có những khóa học tiếng Đức được chia ra theo từng trình độ và luôn có giáo viên bản ngữ hướng dẫn bạn. Nếu như bạn có nhu cầu học thì hãy liên lạc hotline tại trang web của trung tâm.

Tags: học tiếng đức, từ vựng tiếng đức cơ bản, giáo trình tự học tiếng đức, học bảng chữ cái tiếng đức, học tiếng đức có khó không, tiếng đức giao tiếp, tiếng đức cơ bản giao tiếp, từ vựng tiếng đức a1