Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong Luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động. Chế độ làm thêm giờ được quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, có hiệu lực từ ngày 01/02/2021. Theo đó, một số nội dung về làm thêm giờ của người lao động như sau:
Mẫu số 02/PLIV về việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm 2023 và hướng dẫn sử dụng
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN TÊN DOANH NGHIỆP, CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH -------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
V/v tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm
Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội [1]............
Thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm [2] …..., doanh nghiệp, đơn vị [3]………. có một số trường hợp làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm, cụ thể như sau:
1. Trường hợp phải làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm:
Các trường hợp phải làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm [4]
2. Thời gian bắt đầu có người lao động thực hiện làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ/năm: ………….................
3. Cam kết khi tổ chức thực hiện làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ/năm[5]
..........................................................................................................................................…………............................
..........................................................................................................................................…………............................
NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG HOẶC NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN [6]
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp tỉnh nơi doanh nghiệp tổ chức làm thêm giờ theo thông báo này.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính (nếu nơi đặt trụ sở chính khác nơi tổ chức làm thêm giờ).
[2] Điền năm mà doanh nghiệp tổ chức làm thêm trên 200 giờ đến 300 giờ.
[3] Điền tên doanh nghiệp tổ chức làm thêm trên 200 giờ đến 300 giờ.
[4] Điền các trường hợp phải làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm của doanh nghiệp/cơ sở sản xuất, kinh doanh và phải phù hợp với các trường hợp làm thêm giờ được quy định tại khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 61 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
[5] Khuyến khích các thỏa thuận có lợi hơn cho người lao động khi tham gia làm thêm giờ, như: tăng cường bồi dưỡng bằng hiện vật, thực hiện ăn ca, tăng cường kiểm tra sức khỏe...
[6] Người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền ký tên, đóng dấu.
Mẫu số 02/PLIV về việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm 2023 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về thời giờ làm việc
Trường hợp tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ nhưng không thông báo cho cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt theo khoản 1 Điều 6 và điểm b khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động vi phạm là cá nhân.
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động vi phạm là tổ chức.
BNEWS Chính phủ Hàn Quốc đang thúc đẩy việc xem xét lại quy định về số giờ làm việc tối đa hàng tuần theo hướng cho phép các doanh nghiệp linh hoạt hơn trong kéo dài giờ làm việc.
Theo Luật lao động hiện hành, số giờ làm việc tối đa được áp dụng là 52 giờ/tuần. Để đáp ứng các nhu cầu sử dụng lao động khác nhau của doanh nghiệp, chính phủ Hàn Quốc dự định sửa đổi hệ thống để cho phép các công ty linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh giờ làm việc, kéo dài số giờ làm việc tối đa hàng tuần lên 64 hoặc 69 giờ.
Cuối năm 2022, một nhóm tư vấn chính sách đã đề xuất một hệ thống theo đó các công ty có thể quản lý thời gian làm thêm giờ hàng tháng, hàng quý, nửa năm hoặc hàng năm, đồng thời đảm bảo thời gian nghỉ ngơi sau mỗi 11 giờ làm việc liên tục.
Điều này sẽ cho phép các công ty tăng số giờ làm việc hàng tuần tối đa lên 69 trong khi vẫn giữ số giờ làm việc trung bình trong giới hạn 52 giờ.
Bộ Lao động Hàn Quốc cho biết cải cách hệ thống giờ làm việc mà không bảo vệ quyền bảo đảm sức khỏe của người lao động thì không thể nhận được sự ủng hộ của công chúng. Chính vì vậy, Bộ chủ quản đang cân nhắc một lựa chọn bổ sung không yêu cầu thời gian nghỉ ngơi mà sẽ giới hạn số giờ làm việc tối đa hàng tuần là 64 giờ.
Hàn Quốc bắt đầu áp dụng luật lao động sửa đổi từ ngày 1/7/2018 trong đó quy định số giờ làm việc tối đa trong một tuần sẽ giảm từ 68 giờ xuống 52 giờ, rút ngắn tới 16 giờ. Giảm số giờ làm việc là một trong những cam kết được Tổng thống Moon Jae-in đưa ra trong chiến dịch tranh cử và theo đó Chính phủ tiền nhiệm thực thi kế hoạch giảm số giờ làm việc xuống còn 1.800 giờ/năm, gần với mức trung bình của các nước trong Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) vào năm 2020. Số liệu thống kê cho biết trung bình, mỗi người lao động Hàn Quốc làm việc khoảng 2.052 giờ/năm, cao hơn nhiều so với mức trung bình 1.707 giờ/năm của các nước trong Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).
Sau khi lên nắm quyền tháng 5/2022, chính quyền của Tổng thống Yoon Suk-yeol đã thúc đẩy việc cải cách chế độ lao động, việc làm, đưa cải cách lao động trở thành trọng tâm ưu tiên chính sách. Theo đó, nhiều chuyên gia chỉ ra rằng việc tăng quyền linh hoạt trong thị trường lao động sẽ giúp các công ty có thể tăng năng suất và thúc đẩy tiềm năng tăng trưởng cũng như phản ứng linh hoạt với những thay đổi trong môi trường kinh doanh. Và điểm mấu chốt để thị trường lao động linh hoạt là tổ chức lại hệ thống giờ làm việc và tiền lương bằng cách luật hóa áp dụng linh hoạt tuần làm việc 52 giờ./.
Các trường hợp được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm
Tại khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 61 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, quy định các trường hợp sau đây được tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm:
- Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản.
- Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước.
- Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời.
- Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất.
- Các trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn phát sinh từ các yếu tố khách quan liên quan trực tiếp đến hoạt động công vụ trong các cơ quan, đơn vị nhà nước, trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019.
- Cung ứng dịch vụ công; dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; dịch vụ giáo dục, giáo dục nghề nghiệp.
- Công việc trực tiếp sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp thực hiện thời giờ làm việc bình thường không quá 44 giờ trong một tuần.
Thông báo về việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm
Khi tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm, người sử dụng lao động phải thông báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại các nơi sau theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Nghị định 145/2020/NĐ-CP:
- Nơi người sử dụng lao động tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm;
- Nơi đặt trụ sở chính, nếu trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi người sử dụng lao động tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
Việc thông báo phải được thực hiện chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày thực hiện làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm (khoản 2 Điều 62 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).
Văn bản thông báo theo Mẫu số 02/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP (nêu tại Mục 1).