(Chinhphu.vn) - Công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ từ 25/1 - 2/2/2025; Nghỉ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày; nghỉ Quốc khánh 2025 kéo dài 4 ngày.

Đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng bình quân 6%

Theo Bộ LĐTBXH, lương tối thiểu vùng được duy trì gần 2 năm nay. Qua tính toán của bộ phận kỹ thuật thuộc Hội đồng Tiền lương quốc gia, với dự kiến CPI năm 2024 tăng - 4,5%, mức lương tối thiểu hiện nay không còn đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình tại thời điểm năm 2024.

Thêm vào đó, các yếu tố về kinh tế - xã hội, thị trường lao động, khả năng của doanh nghiệp có sự thay đổi theo hướng tích cực hơn so với năm 2022. Chẳng hạn, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm 2023 đạt 5,05%, quý I/2024 ước tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước.

Thị trường lao động tiếp tục duy trì đà phục hồi, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có xu hướng tốt hơn. Tiền lương, thu nhập của người lao động tiếp tục ổn định và tăng lên, quý sau cao hơn quý trước.

Bên cạnh đó, từ ngày 1/7, tiền lương của các đối tượng thuộc khu vực công sẽ được điều chỉnh tăng. Nếu không điều chỉnh mức lương tối thiểu đối với người lao động thuộc khu vực có quan hệ lao động sẽ không bảo đảm cân đối và phát sinh so sánh, so bì giữa các khu vực.

Trên cơ sở đó, Bộ LĐTBXH cho rằng điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng là rất cần thiết, nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động.

Đồng thời, đề xuất Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tăng bình quân 6%, tương ứng tăng từ 200.000 đồng đến 280.000 đồng.

Thời điểm tăng lương từ 1/7/2024, trùng thời điểm cải cách tiền lương khu vực nhà nước.

Những điểm mới của tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024

Lương sĩ quan, hạ sĩ quan công an sẽ tăng khoảng 30% theo lương cơ sở (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).

Dự kiến khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7, lương cơ sở chưa bị bãi bỏ mà được đề xuất tăng từ mức 1,8 triệu đồng/tháng lên mức 2,34 triệu đồng/tháng.

Như vậy, lương của cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang từ ngày 1/7 vẫn sẽ tính theo công thức lấy hệ số lương nhân với mức lương cơ sở.

Hệ số lương vẫn sẽ áp dụng theo các bảng lương được ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Lương cơ sở từ ngày 1/7 sẽ là 2,34 triệu đồng.

Căn cứ vào bảng 6 quy định về bảng lương cấp bậc quân hàm trong phần phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, bảng lương dự kiến của sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân từ ngày 1/7/2024 như sau.

Lương giáo viên được dự kiến khoảng 4,9-15,87 triệu đồng một tháng từ 1/7, tùy bậc học, cao hơn mức cũ 1,13-3,67 triệu, chưa gồm phụ cấp.

Ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 25/6 cho biết tiền lương giáo viên vẫn gồm lương và các khoản phụ cấp như hiện hành.

Trong đó, lương cứng được tính theo mức lương cơ sở mới, dự kiến là 2,34 triệu đồng theo đề xuất của Chính phủ, thay vì 1,8 triệu.

Giáo viên mầm non hạng III là nhóm nhận lương thấp nhất, từ khoảng 4,9 đến hơn 11,4 triệu đồng một tháng, tùy bậc. Mức này cao hơn so với hiện tại khoảng 1,1-2,6 triệu đồng.

Giáo viên tiểu học, THCS và THPT hạng I nhận cao nhất. Trong đó, người có hệ số lương 6.78 hưởng lương gần 16 triệu đồng một tháng, cao hơn hiện tại khoảng 3,7 triệu.

Mức lương của giáo viên trước và sau 1/7 (dự kiến) cụ thể như sau:

Theo nghị quyết về cải cách tiền lương, có 9 loại phụ cấp mới như phụ cấp kiêm nhiệm, thâm niên vượt khung, trách nhiệm công việc, ưu đãi theo nghề... Tuy nhiên từ 1/7, các điều kiện chưa đủ thực hiện nên Chính phủ đề nghị giữ nguyên như hiện tại.

Với giáo viên, tùy vị trí, nơi công tác, mỗi người có thể nhận được một hoặc một số khoản phụ cấp: phụ cấp thâm niên (5% sau 5 năm công tác, mỗi năm cộng thêm 1%), ưu đãi nghề (25-50%), phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp đặc thù với nhà giáo là nghệ nhân, giáo viên dạy người khuyết tật, giáo viên công tác vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

Giáo viên trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, TP HCM, tháng 9/2023. Ảnh: Quỳnh Trần

Dự thảo Luật Nhà giáo đang được lấy ý kiến nêu rõ chính sách tiền lương của nhà giáo gồm lương và phụ cấp, được ưu tiên xếp cao nhất trong thang bảng lương hành chính sự nghiệp.

Theo các quy định, giáo viên được chia thành ba hạng I, II, III, trong đó hạng I cao nhất. Tương ứng với từng hạng lại có nhiều bậc lương, thông thường cứ ba năm công tác, giáo viên được tăng một bậc.

Cả nước hiện thiếu hơn 100.000 giáo viên, khoảng một nửa ở bậc mầm non, nhưng khó khăn trong tuyển dụng. Một trong những lý do, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo là tiền lương chưa tương xứng với công sức của nhà giáo.

Chi tiết mức tăng lương tối thiểu vùng

Cụ thể, vùng I tăng từ 4,68 triệu đồng/tháng lên 4,96 triệu đồng/tháng (tăng thêm 280 nghìn đồng).

Vùng II tăng từ 4,16 triệu đồng/tháng lên 4,41 triệu đồng/tháng (tăng 250 nghìn đồng).

Vùng III tăng từ 3,64 triệu đồng/tháng lên 3,86 triệu đồng/tháng (tăng 220 nghìn đồng).

Vùng IV tăng từ 3,25 triệu đồng/tháng lên 3,45 triệu đồng/tháng (tăng 200 nghìn đồng).

Mức điều chỉnh lương tối thiểu nêu trên cao hơn so với mức sống tối thiểu của người lao động dự kiến đến hết năm 2024. Cơ bản bảo đảm mức sống tối thiểu năm 2025.

Mức điều chỉnh này được Hội đồng tiền lương quốc gia đánh giá có sự chia sẻ, hài hòa lợi ích của người lao động và doanh nghiệp, vừa chú ý cải thiện đời sống cho người lao động, vừa chú ý đến việc bảo đảm duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Về mức lương tối thiểu/giờ, Bộ LĐTBXH cũng đề xuất tăng tương ứng 6%.

Cụ thể, vùng I là 23.800 đồng/giờ, vùng II là 21.200 đồng/giờ, vùng III là 18.600 đồng/giờ, vùng IV là 16.600 đồng/giờ.

Mức lương tối thiểu/giờ tiếp tục được xác định dựa trên phương pháp quy đổi tương đương từ mức lương tối thiểu tháng và thời gian làm việc tiêu chuẩn theo quy định của Bộ luật Lao động.